1. Mở đầu
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại điện từ, bao quanh ta là
những đường dây tải điện, ti vi, tủ lạnh, vi tính, máy giặt, lò vi sóng…
Đó chính là những nguồn bức xạ điện tử và con người đang phải hứng chịu
sự bức xạ điện từ đó. Vậy trường điện từ đối với chúng ta là bạn hay
thù? Sự tác động của chúng đối với cơ thể người như thế nào? Bài viết
này sẽ giải đáp cho bạn đọc những băn khoăn đó.
2. Khái quát về trường điện từ
Trường điện từ là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất, đặc trưng bởi
tập hợp các tính chất điện và từ. Các tham số cơ bản, biểu thị đặc tính
của trường điện từ là: tần số, chiều dài sóng và tốc độ lan truyền.
Như đã biết quanh vật dẫn có dòng điện chạy luôn tồn tại đồng thời một
điện trường và một từ trường. Đối với dòng điện một chiều, các trường
này không phụ thuộc vào nhau, còn đối với dòng điện xoay chiều, thì các
trường này liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một trường điện từ
thống nhất.
3. Các nguồn trường điện từ
3-1 Các nguồn trướng điện từ tự nhiên
Các nguồn trường điện từ tự nhiên được phân thành hai nhóm:
Nhóm 1 là cực của Trái Đất – điện trường và từ trường vĩnh cửu;
Nhóm 2: sóng radio được sản sinh bởi các vì tinh tú (Mặt trời, Mặt trăng, các vì sao…), các quá trình khí quyển – sấm sét .
Điện trường tự nhiên của Trái Đất sinh ra điện tích âm trên bề mặt,
cường độ của nó khoảng 100÷500 V/m. Các đám mây có thể làm tăng cường độ
điện trường lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm kV/m. Nhóm thứ hai
của trường điện từ đặc trưng bởi dải tần rộng.
3.2 Các nguồn trường điện từ nhân tạo
Các nguồn trường điện từ nhân tạo cũng được chia làm hai nhóm:
a) Nguồn phát xạ điện từ tần số thấp
Nguồn phát xạ điện từ tấn số thấp (0÷3kHz) bao gồm các hệ thống sản
xuất, biến đổi và truyền tải điện năng (nhà máy điện, đường dây truyền
tải, trạm biến áp…), các thiết bị điện trong sản xuất (công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông, du lịch, thương mại, thiết bị điện công sở, gia
dụng…), các thiết bị kỹ thuật điện – điện tử…
Trong số các nguồn trường điện từ tần số thấp, người ta đặc biệt quan
tâm đến trường điện từ của dòng điện tần số công nghiệp. Các thiết bị
cao áp trên 330kV phát ra môi trường xung quanh một trường điện từ mạnh,
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ở các thiết bị dưới 330kV trường
điện từ có cường độ thấp hơn và hầu như không gây ảnh hưởng xấu đáng kể
đến các đối tượng sinh vật.
Các đường dây truyền tải điện cao và siêu cao áp có cường độ từ trường
và cường độ điện trường đến 25A/m và 15kV/m. Các kết quả nghiên cứu đã
xác định rằng tại một điểm bất kỳ trong trường của thiết bị điện siêu
cao áp (tấn số 50 Hz), năng lượng của điện bởi cơ thể với sự hấp thụ bởi
cơ thể người gấp 50 lần so với sự hấp thụ trong từ trường (trong vùng
làm việc của thiết bị phân phối 750kV cường độ từ trường khoảng
20-25A/m). Sự tác động tiêu cực của trường điện từ dòng điện tần số công
nghiệp chỉ được thể hiện ở cường độ từ trường ở mức 150 ÷ 200 A/m, do
đó sự đánh giá mức độ nguy hiểm của trường điện từ của mạng điện siêu
cao áp chỉ được tiến hành chủ yếu theo cường độ điện trường.
b/ Nguồn phát xạ điện từ tần số cao
Nguồn phát xạ điền từ tần số cao (3÷GHz) còn gọi là tần số vô tuyến, bao
gồm các thiết bị thu phát cao tần: đài, ti vi, điện thoại, bộ đàm và
các thiết bị công nghệ sử lý sản phẩm như lò nung cao tần v.v…
Cường độ điện trường trong nhà thường có giá trị khoảng 1 ÷ 10 V/m. Tuy
nhiên, cũng có thể gặp trường hợp ở mức độ màn hình vi tính không nối
đất. Các kết quả khảo sát cường độ điện trường trong các căn hộ tác động
đến cơ thể người còn mạnh hơn so với mức tác động của điện trường của
đường dây truyền tải điện. Cảm ứng từ của bếp điện cảm ứng, ở khoảng
cách 20÷30cm có giá trị 1÷3µT (microTesla), còn ở khoảng cách 50cm là
0,1÷ 0,5µT. Từ trường của tủ lạnh và tủ đá không cao lắm, lò vi sóng là
nguồn phát xạ điện từ mạnh, tuy nhiên do nguyên nhân này mà trong cấu
trúc của nó đã có màn chắn, thức ăn được xử lý bởi nó khá nhanh, nhưng
dù sao thì lò vi sóng vẫn không làm chúng ta yên tâm.
Ở đại đa số bàn là , từ trường ở mức 0,2µT ở khoảng ở cách 25cm, còn ở
máy giặt từ trường nằm trong khoảng 10÷100µT, tùy từng loại. Bên cạnh
đó, từ trường ở máy hút bụi đạt tới 100µT, còn ở máy cạo râu nó có giá
trị đến hàng trăm µT. Những thông tin trên giúp chúng ta ý thức về những
nguy cơ tiềm ẩn xung quanh. Thực ra, các nhà sản xuất đã biết rõ hơn
chúng ta nhiều và họ đã có những giải pháp khắc phục trong quá trình
thiết kế, chế tạo các thiết bị điện gia đụng để hạn chế đến mức tối đa
ảnh hưởng của trường điện từ đối với cơ thể người sử dụng. Ở Mỹ nhiều
hãng đã tung ra thị trường các thiết bị an toàn như là bàn là có cuộn
dây chắn, máy vi tính không phát xạ.
Các nguồn phát xạ điện từ gồm các thiết bị kỹ thuật vô tuyến và điện tử,
các cuộn kháng, tự điện, các thiết bị nhiệt, máy biến áp, ang ten, máy
phát cao tần.. . Các công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiên
văn, địa chất, hàng không, hàng hải… luôn phải sử dụng các thiết bị làm
việc ở các bước sóng khác nhau, do đó các nhân viên luôn phải hứng chịu
sự đe dọa nguy hiểm của sự phát xạ cường độ đến 10µT.
4. Sự tác động của trường điện từ đối với cơ thể người
4. 1 Tác động sinh học của trường điện từ lên cơ thể
Con người không thể nhìn thấy và không thể cảm nhận ngay được sự hiện
diện của trường điện từ, chính vì vậy không phải bao giờ cũng có thể
lường trước được sự nguy hiểm của sự tác động của chúng. Sự phát xạ điện
từ tác động có hại đến cơ thể người. Kết quả của sự tác động của trường
điện từ làm thay đổi các hoạt động của hệ thống thần kinh, tuần hoàn,
nội tiết và nhiều hệ thống khác của cơ thể người.
Sự tác động thường xuyên của bức xạ điện từ nhân tạo thực sự làm sa sút
sức khỏe của mỗi cá thể người và sinh vật. Trẻ con và đặc biệt là thai
nhi, rất nhạy cảm đối với sự tác động khó chịu của trường điện từ. Cơ
chế hấp thụ năng lượng của cơ thể người khá phức tạp. Cơ quan nhạy cảm
nhất đối với sự tác động của trường điện từ là hệ thống thần kinh trung
ương (cảm nhận chủ quan là mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. . .) và hệ thống
nội tiết.
Việc làm suy giảm chức năng nội tiết sẽ gây hiệu ứng từ phía hệ thống
tim mạch, tuần hoàn, miễn dịch và trao đổi chất v.v… Sự ảnh hưởng đến hệ
thống miễn dịch gây ra sự suy giảm hoạt động của các cơ quan trao đổi
chất, thay đổi mạch đập và nhịp tim.
4.2 Tác động nhiệt
Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ là sự đốt nóng, mà có
thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mô
của cơ thể sống. Cơ chế hấp thụ năng lượng, thực sự hết sức phức tạp.
Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể khi hấp thụ năng lượng điện từ dẫn đến
sự thay đổi tần số của mạch đập, nhịp tim và phản ứng mao mạch. Máu được
coi là một chất điện phân, dưới tác động của trường điện từ, trong máu
sinh ra các dòng điện ion, gây sự phát nóng các mô và tế bào. Với một
cường độ xác định trường điện từ gây ra một ngưỡng đốt nóng mà cơ thể
người không chịu nổi. Sự đốt nóng đặc biệt nguy hiểm đối với các cơ quan
có hệ thống mao mạch kém với sự lưu thông máu ít (như mắt, não, dạ
dày…). Đặc biệt nhạy cảm đối với hiệu ứng nhiệt là thủy tinh thể của
mắt, túi mật, bọng đái và một số cơ quan khác.
4.3 Tác động gây rối loạn thần kinh
Cùng với tác động nhiệt, trường điện từ còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ
thống thần kinh. Sự tác động của trường điện từ lên cơ thể người biểu
hiện ở sự rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác
chủ quan là tăng sự mệt mỏi, đau đầu, kém hưng phấn, hay cáu gắt v.v.
Người ta cho rằng sự phá hủy các chức năng sinh lý của cơ thể bởi tác
động của trường điện từ lên từng phần khác nhau của hệ thống thần kinh.
Trong đó sự tăng kích thích của hệt hống thần kinh trung ương xây ra do
tác động phản xạ của trường điện từ, còn hiệu ứng cản – do tác động trực
tiếp của trường điện từ lên cấu trúc của não bộ và não lưng. Các chuyên
gia cho rằng vỏ não là bộ phận nhạy cảm nhất đối với sự tác động của
trường điện từ.
4.4 Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn
Trường điện từ gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống
trao đổi chất. Sự tác động lâu dài của trường điện từ gây hiện tượng đau
thắt ở vùng tim. Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây sự
thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu…
4.5 Tác động điện tĩnh
Cùng với sự tác động sinh học, điện trường còn gây ra sự xuất hiện của
các điện tích giữa người và các vật dụng kim loại có điện thế khác so
với cơ thể người. Nếu người đứng trực tiếp dưới đất hoặc trên sàn dẫn
điện có tiếp xúc với đất, thì điện thế của nó so với đất sẽ là 0, còn
nếu cách ly với đất, thì cơ thể người sẽ phải chịu một điện thế nhất
định, mà đôi khi có thể đạt đến vài kilôvôn. Sự tiếp xúc của cơ thể
người cách ly với đất đến các phần tử kim loại có tiếp đất sẽ dẫn đến
hiện tượng truyền dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất, mà có thể gây
cảm giác đau, đặc biệt ở thời điểm đầu tiên. Đôi khi trong sự tiếp xúc
này có thể xuất hiện sự phóng điện. Trong trường hợp người tiếp xúc với
các vật thể kim loại dài cách ly với đất như hệ thống ống dẫn, hàng rào
thép có cột gỗ v.v., dòng điện chạy qua cơ thể người có thể đạt đến giá
trị nguy hiểm. ….,
4.6 Các tác động khác
Ngoài những tác động nói trên, trường từ còn gây ra nhiều tác động phụ
trợ khác, Bằng cảm nhận chủ quan, các nhân viên vận hành ở các trạm
điện, trạm biến áp, các trạm phát sóng… thường phàn nàn về chứng đau
đầu, mất mệt mỏi, chóng mặt…
Trường điện từ siêu cao tần có thể gây tác động đối với mắt, dẫn đến
bệnh đục nhãn cầu (thủy tinh thể). Mức độ tác động sinh học của trường
điện từ đến cơ thể người phụ thuộc tần số dao động, cường độ và thời
gian. Sự bổi xuất hiện trong cơ thể người dưới tác động của trường điện
từ, nhìn chung là có khả năng phục hồi. Ngoài những tác động không tốt
đến cơ thể người cần bổ sung thêm tác động khử trùng khi có cường độ bức
xạ vượt quá ngưỡng nhiệt.
5. Kết luận
Chúng ta đang sống trong thời đại của tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nên
nguồn trường điện từ là hết sức phong phú. Tuy nhiên, không phải lúc nào
những nguồn trường điện từ này cũng gây ra những ảnh hưởng xấu, mà tùy
theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể chúng sẽ có những mức độ ảnh hưởng
nhất định đến cơ thể mỗi con người.