Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
Tăng cường công tác kiểm tra ATLĐ những tháng cuối năm
Theo
các số liệu tổng kết của cả nước nói chung và Tổng Công ty Điện lực
Miền Bắc nói riêng thì các vụ tai nạn lao động thường xảy ra vào các
tháng cuối năm. Do các tháng cuối năm khối lượng công việc dồn lại cần
giải quyết rất lớn đặc biệt việc sửa chữa, đấu nối, đóng điện đưa các
công trình mới vào vận hành thường gia tăng đột biến. Tại Công ty Điện
lực Điện Biên mặc dù đã có nhiều năm liền kể từ khi thành lập chưa xảy
ra vụ TNLĐ nào liên quan đến điện, song cũng như các đơn vị bạn việc gia
tăng khối lượng công việc đã gây nên áp lực lớn đối với người lao động,
đa phần các công việc phải làm cố để xong dẫn đến trạng thái mệt, đói,
nôn nóng đây chính là là thời điểm mà thường xảy ra TNLĐ nhất.
Nắm
được tâm lý ấy, phòng Thanh tra An toàn đã tích cực chủ động qua các
thiết bị truyền thông như mạng Internet, điện thoại để nắm được thông
tin các đội công tác trên lưới trên toàn Công ty, từ đó phân tích và bố
trí kiểm tra hoặc giao cho kỹ thuật viên an toàn kiểm tra hiện trường
sản xuất, kịp thời đôn đốc, nhắc nhở và ngăn chặn nhiều vụ việc có nguy
cơ tiềm ẩn mất an toàn. Điển hình như bỏ vị trí giám sát an toàn, không
thực hiện thủ tục cho phép trong phiếu công tác, không chấp hành các quy
định trèo cao, không sử dụng đủ và đúng các trang bị dụng cụ an toàn,…
Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc tại cuộc họp giao ban sản xuất quý
IV đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu Sản xuất -
Kinh doanh năm 2012, về cơ bản các chỉ tiêu có thể hoàn thành, duy nhất
là công tác an toàn cần chú trọng tập trung cao để giữ vững. Phòng Thanh
tra An toàn đã triển khai chỉ đạo cụ thể đến các đơn vị, người lao động
bằng các hình thức phổ biến, tuyên truyền qua các buổi họp giao ban an
toàn hằng tuần hoặc trực tiếp tại hiện trường công tác.
Với
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, những người làm công tác
An toàn đã, đang ngày đêm sát cánh cùng các bộ phận chuyên môn khác nỗ
lực hết mình tiến dần đến mục tiêu của Đảng ủy, Ban Giám đốc và Công
đoàn đề ra hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm
2012.
Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012
Tẩm ướp thuốc sâu vào cá khô
Theo lời kể của một người dân làm cá khô ở Huyện Tĩnh Gia tiết lộ, cá ngay sau khi được mang về thì sẽ được ướp thuốc sâu luôn.
Theo kinh nghiệm của những người làm cá ở
đây việc ướp thuốc sâu sẽ giúp cá không bị hỏng, không còn mùi hôi thối
trong quá trình phơi sấy và bảo quản. Theo đó, việc tẩm thuốc trừ sâu
vào mực, cá khô đã diễn ra nhiều năm nay ở Tĩnh Gia.
Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa là nơi có hoạt
động chế biến hải sản thuộc dạng lớn ở Bắc Trung bộ. Từ xã này, nhiều
loại cá khô, mực khô được chuyển lên Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc để
tiêu thụ.
Sau khi có thông tin mực, cá khô tẩm ướp hóa chất độc hại, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) đã công bố kết quả xét nghiệm 3 mẫu cá nục tẩm bột màu vàng, cá nục hấp, mực khô ở xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa - nơi cung cấp lượng thực phẩm khô lớn cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc) thấy có chứa chất Bifenthrin, loại hóa chất dùng trong thuốc trừ sâu. Chất này có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư.
Sau khi có thông tin mực, cá khô tẩm ướp hóa chất độc hại, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) đã công bố kết quả xét nghiệm 3 mẫu cá nục tẩm bột màu vàng, cá nục hấp, mực khô ở xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa - nơi cung cấp lượng thực phẩm khô lớn cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc) thấy có chứa chất Bifenthrin, loại hóa chất dùng trong thuốc trừ sâu. Chất này có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư.
Mẫu cá nục, mực sấy khô có chứa chất Bifenthrin. |
Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm
An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, mực khô và cá nục
có chứa chất Bifenthrin, một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm hoa cúc tổng
hợp. Hàm lượng Bifenthrin trong mực khô tới 1,04 mg/kg, còn trong cá
nục hấp sấy khô là 0,054 mg/kg.
Theo một lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, Bộ Y tế có quy định dư lượng Bifenthrin tối đa trong một số thực phẩm nhưng chưa nói cụ thể trên các loại cá, mực khô.
Cụ thể, dư lượng Bifenthrin trên cam, chanh, nho, khoai tây, thịt, mỡ, và phủ tạng của gà, sữa, thận, gan gia súc; thân ngô, lúa mạch chỉ ở mức 0,05 mg/kg; trên trứng gà chỉ 0,01 mg/kg; trên thân và vỏ lúa mì, cây ngô khô cũng chỉ 0,02 mg/kg. So với các thực phẩm trên thì tất cả các mẫu cá, mực khô đều vượt ngưỡng.
Theo một lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, Bộ Y tế có quy định dư lượng Bifenthrin tối đa trong một số thực phẩm nhưng chưa nói cụ thể trên các loại cá, mực khô.
Cụ thể, dư lượng Bifenthrin trên cam, chanh, nho, khoai tây, thịt, mỡ, và phủ tạng của gà, sữa, thận, gan gia súc; thân ngô, lúa mạch chỉ ở mức 0,05 mg/kg; trên trứng gà chỉ 0,01 mg/kg; trên thân và vỏ lúa mì, cây ngô khô cũng chỉ 0,02 mg/kg. So với các thực phẩm trên thì tất cả các mẫu cá, mực khô đều vượt ngưỡng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)