Theo kinh nghiệm của những người làm cá ở
đây việc ướp thuốc sâu sẽ giúp cá không bị hỏng, không còn mùi hôi thối
trong quá trình phơi sấy và bảo quản. Theo đó, việc tẩm thuốc trừ sâu
vào mực, cá khô đã diễn ra nhiều năm nay ở Tĩnh Gia.
Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa là nơi có hoạt
động chế biến hải sản thuộc dạng lớn ở Bắc Trung bộ. Từ xã này, nhiều
loại cá khô, mực khô được chuyển lên Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc để
tiêu thụ.
Sau khi có thông tin mực, cá khô tẩm ướp hóa chất độc hại, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) đã công bố kết quả xét nghiệm 3 mẫu cá nục tẩm bột màu vàng, cá nục hấp, mực khô ở xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa - nơi cung cấp lượng thực phẩm khô lớn cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc) thấy có chứa chất Bifenthrin, loại hóa chất dùng trong thuốc trừ sâu. Chất này có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư.
Sau khi có thông tin mực, cá khô tẩm ướp hóa chất độc hại, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) đã công bố kết quả xét nghiệm 3 mẫu cá nục tẩm bột màu vàng, cá nục hấp, mực khô ở xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa - nơi cung cấp lượng thực phẩm khô lớn cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc) thấy có chứa chất Bifenthrin, loại hóa chất dùng trong thuốc trừ sâu. Chất này có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư.
Mẫu cá nục, mực sấy khô có chứa chất Bifenthrin. |
Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm
An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, mực khô và cá nục
có chứa chất Bifenthrin, một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm hoa cúc tổng
hợp. Hàm lượng Bifenthrin trong mực khô tới 1,04 mg/kg, còn trong cá
nục hấp sấy khô là 0,054 mg/kg.
Theo một lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, Bộ Y tế có quy định dư lượng Bifenthrin tối đa trong một số thực phẩm nhưng chưa nói cụ thể trên các loại cá, mực khô.
Cụ thể, dư lượng Bifenthrin trên cam, chanh, nho, khoai tây, thịt, mỡ, và phủ tạng của gà, sữa, thận, gan gia súc; thân ngô, lúa mạch chỉ ở mức 0,05 mg/kg; trên trứng gà chỉ 0,01 mg/kg; trên thân và vỏ lúa mì, cây ngô khô cũng chỉ 0,02 mg/kg. So với các thực phẩm trên thì tất cả các mẫu cá, mực khô đều vượt ngưỡng.
Theo một lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, Bộ Y tế có quy định dư lượng Bifenthrin tối đa trong một số thực phẩm nhưng chưa nói cụ thể trên các loại cá, mực khô.
Cụ thể, dư lượng Bifenthrin trên cam, chanh, nho, khoai tây, thịt, mỡ, và phủ tạng của gà, sữa, thận, gan gia súc; thân ngô, lúa mạch chỉ ở mức 0,05 mg/kg; trên trứng gà chỉ 0,01 mg/kg; trên thân và vỏ lúa mì, cây ngô khô cũng chỉ 0,02 mg/kg. So với các thực phẩm trên thì tất cả các mẫu cá, mực khô đều vượt ngưỡng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét