Cơ quan Công an đã vào cuộc để làm rõ sự việc.
Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012
Trộm chó chuyên nghiệp đã có tại Điện Biên
Rạng sáng ngày 7/12/2012 hai kẻ trộm chó
chuyên nghiệp đã thực hiện vụ bắt chó của nhà dân ở khu vực bản Khá (huyện Điện
Biên).
Chúng đã bị nhân dân phát hiện quây bắt và
đánh hội đồng trong nhiều giờ liền. Tại hiện trường là 2 cẩu tặc đang nằm bất
động cùng 1 con chó và phương tiện đồ
nghề xe máy, gậy bắt chó, dụng cụ kích
điện.
Cơ quan Công an đã vào cuộc để làm rõ sự việc.
Cơ quan Công an đã vào cuộc để làm rõ sự việc.
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
Tăng cường công tác kiểm tra ATLĐ những tháng cuối năm
Theo
các số liệu tổng kết của cả nước nói chung và Tổng Công ty Điện lực
Miền Bắc nói riêng thì các vụ tai nạn lao động thường xảy ra vào các
tháng cuối năm. Do các tháng cuối năm khối lượng công việc dồn lại cần
giải quyết rất lớn đặc biệt việc sửa chữa, đấu nối, đóng điện đưa các
công trình mới vào vận hành thường gia tăng đột biến. Tại Công ty Điện
lực Điện Biên mặc dù đã có nhiều năm liền kể từ khi thành lập chưa xảy
ra vụ TNLĐ nào liên quan đến điện, song cũng như các đơn vị bạn việc gia
tăng khối lượng công việc đã gây nên áp lực lớn đối với người lao động,
đa phần các công việc phải làm cố để xong dẫn đến trạng thái mệt, đói,
nôn nóng đây chính là là thời điểm mà thường xảy ra TNLĐ nhất.
Nắm
được tâm lý ấy, phòng Thanh tra An toàn đã tích cực chủ động qua các
thiết bị truyền thông như mạng Internet, điện thoại để nắm được thông
tin các đội công tác trên lưới trên toàn Công ty, từ đó phân tích và bố
trí kiểm tra hoặc giao cho kỹ thuật viên an toàn kiểm tra hiện trường
sản xuất, kịp thời đôn đốc, nhắc nhở và ngăn chặn nhiều vụ việc có nguy
cơ tiềm ẩn mất an toàn. Điển hình như bỏ vị trí giám sát an toàn, không
thực hiện thủ tục cho phép trong phiếu công tác, không chấp hành các quy
định trèo cao, không sử dụng đủ và đúng các trang bị dụng cụ an toàn,…
Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc tại cuộc họp giao ban sản xuất quý
IV đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu Sản xuất -
Kinh doanh năm 2012, về cơ bản các chỉ tiêu có thể hoàn thành, duy nhất
là công tác an toàn cần chú trọng tập trung cao để giữ vững. Phòng Thanh
tra An toàn đã triển khai chỉ đạo cụ thể đến các đơn vị, người lao động
bằng các hình thức phổ biến, tuyên truyền qua các buổi họp giao ban an
toàn hằng tuần hoặc trực tiếp tại hiện trường công tác.
Với
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, những người làm công tác
An toàn đã, đang ngày đêm sát cánh cùng các bộ phận chuyên môn khác nỗ
lực hết mình tiến dần đến mục tiêu của Đảng ủy, Ban Giám đốc và Công
đoàn đề ra hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm
2012.
Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012
Tẩm ướp thuốc sâu vào cá khô
Theo lời kể của một người dân làm cá khô ở Huyện Tĩnh Gia tiết lộ, cá ngay sau khi được mang về thì sẽ được ướp thuốc sâu luôn.
Theo kinh nghiệm của những người làm cá ở
đây việc ướp thuốc sâu sẽ giúp cá không bị hỏng, không còn mùi hôi thối
trong quá trình phơi sấy và bảo quản. Theo đó, việc tẩm thuốc trừ sâu
vào mực, cá khô đã diễn ra nhiều năm nay ở Tĩnh Gia.
Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa là nơi có hoạt
động chế biến hải sản thuộc dạng lớn ở Bắc Trung bộ. Từ xã này, nhiều
loại cá khô, mực khô được chuyển lên Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc để
tiêu thụ.
Sau khi có thông tin mực, cá khô tẩm ướp hóa chất độc hại, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) đã công bố kết quả xét nghiệm 3 mẫu cá nục tẩm bột màu vàng, cá nục hấp, mực khô ở xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa - nơi cung cấp lượng thực phẩm khô lớn cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc) thấy có chứa chất Bifenthrin, loại hóa chất dùng trong thuốc trừ sâu. Chất này có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư.
Sau khi có thông tin mực, cá khô tẩm ướp hóa chất độc hại, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) đã công bố kết quả xét nghiệm 3 mẫu cá nục tẩm bột màu vàng, cá nục hấp, mực khô ở xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa - nơi cung cấp lượng thực phẩm khô lớn cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc) thấy có chứa chất Bifenthrin, loại hóa chất dùng trong thuốc trừ sâu. Chất này có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư.
Mẫu cá nục, mực sấy khô có chứa chất Bifenthrin. |
Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm
An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, mực khô và cá nục
có chứa chất Bifenthrin, một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm hoa cúc tổng
hợp. Hàm lượng Bifenthrin trong mực khô tới 1,04 mg/kg, còn trong cá
nục hấp sấy khô là 0,054 mg/kg.
Theo một lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, Bộ Y tế có quy định dư lượng Bifenthrin tối đa trong một số thực phẩm nhưng chưa nói cụ thể trên các loại cá, mực khô.
Cụ thể, dư lượng Bifenthrin trên cam, chanh, nho, khoai tây, thịt, mỡ, và phủ tạng của gà, sữa, thận, gan gia súc; thân ngô, lúa mạch chỉ ở mức 0,05 mg/kg; trên trứng gà chỉ 0,01 mg/kg; trên thân và vỏ lúa mì, cây ngô khô cũng chỉ 0,02 mg/kg. So với các thực phẩm trên thì tất cả các mẫu cá, mực khô đều vượt ngưỡng.
Theo một lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, Bộ Y tế có quy định dư lượng Bifenthrin tối đa trong một số thực phẩm nhưng chưa nói cụ thể trên các loại cá, mực khô.
Cụ thể, dư lượng Bifenthrin trên cam, chanh, nho, khoai tây, thịt, mỡ, và phủ tạng của gà, sữa, thận, gan gia súc; thân ngô, lúa mạch chỉ ở mức 0,05 mg/kg; trên trứng gà chỉ 0,01 mg/kg; trên thân và vỏ lúa mì, cây ngô khô cũng chỉ 0,02 mg/kg. So với các thực phẩm trên thì tất cả các mẫu cá, mực khô đều vượt ngưỡng.
Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012
Triển khai công tác An toàn sau Hội thi ATVSV Tổng Công ty.
Từ ngày 22 đến 24/8/2012 Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi. Tham dự Hội thi có 29 đoàn đại diện cho các đơn vị trực thuộc. Công ty Điện lực Điện Biên tham gia Hội thi với 5 thành viên là các ATVSV tiêu biểu của các đơn vị trực thuộc. Sau 2 ngày thi đấu căng thẳng, đội thi ATVSV Công ty Điện lực Điện lực Điện Biên đã xuất sắc vượt qua các phần thi và đạt giải khuyến khích toàn đoàn cùng với 01 giải ba các nhân
Sau khi kết thúc Hội thi trở về, Ban Giám đốc và BCH Công đoàn Công ty Điện lực Điện Biên đã tổ chức gặp mặt biểu dương đội thi, ban huấn luyện đồng thời mở lớp tập huấn ATVSLĐ cho các KTVAT chuyên trách các nội dung mới trong công tác an toàn, về phần thực hành mời đội thi ATVSV thi phạm các thao động tác đã học được từ Hội thi.
Trên cơ sở các nội dung đã được tập huấn, các KTVAT sẽ về triển khai tại đơn vị mình. Đối với các thao, động tác thực hành cứu hạ người trên cột, băng bó vết thương là các thao động tác mới và khó, Tổng Công ty yêu cầu đưa vào nội dung huấn luyện, do vậy mỗi KTVAT phải nắm vững để về truyền đạt và huấn luyện trong đơn vị mình..
Đội thi và ban huấn luyện chụp ảnh lưu niệm tại Hội thi
Giám đốc Công ty Điện lực Điện Biên gặp mặt, biểu dương thành tích đội thi
Trên cơ sở các nội dung đã được tập huấn, các KTVAT sẽ về triển khai tại đơn vị mình. Đối với các thao, động tác thực hành cứu hạ người trên cột, băng bó vết thương là các thao động tác mới và khó, Tổng Công ty yêu cầu đưa vào nội dung huấn luyện, do vậy mỗi KTVAT phải nắm vững để về truyền đạt và huấn luyện trong đơn vị mình..
Đội thi ATVSV thao diễn các động tác thực hành cứu người trên cột.
Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012
Những điều cần biết để đảm bảo an toàn điện trong dân
1. Không đứng dưới cột điện khi trời mưa hoặc lúc có giông sét .
2.
Không tự ý leo lên cột điện hoặc vượt qua hàng rào trạm điện, chạm
người vào dây chằng cột, dây nối đất, hộp công tơ, cầu dao… để
đề phòng điện giật do rò điện khi trời mưa, giông, bão
3. Không tự ý tháo dỡ, sửa chữa các kết cấu của công trình điện .
4. Không di chuyển, đi lại bằng tàu, thuyền, bè .v.v.. trong vùng ngập, lụt có đường dây điện sát với mặt nước để tránh bị phóng điện gây tai nạn . Cấm buộc gia súc và thuyền bè vào cột điện để đề phòng cột bị gãy đổ và bị điện giật .
5. Không mang vác, lắp dựng cây, cột bằng kim loại, cột ăng ten tivi, cây tre gỗ tươi gần đường dây điện để tránh va chạm gây nên nên phóng điện dẫn đến tai nạn
6. Khi thấy cột điện đổ hoặc dây điện đứt, rơi xuống thì không được đến gần, cầm, nắm vào dây điện đồng thời ngăn ngừa không cho người khác (kể cả súc vật) đến gần. Cần nhanh chóng tìm cách báo ngay cho Điện lực hoặc chính quyền địa phương gần nhất biết để có biện pháp xử lý.
7. Không dùng điện để rà cá, bẫy chuột, chống trộm cắp … gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
8. Cắt ngay cầu dao, cầu chì, aptomat .v.v.. đầu nguồn điện vào nhà để phòng mạng điện bị ngập nước gây tai nạn khi có lũ lụt .
9. Chú ý chặt cây gần đường dây điện, có thể bị phóng điện gây nguy hiểm đến tính mạng cần liên hệ và phối hợp với Điện lực để thực hiện .
10. Khi có người bị điện giật thì hô to gọi mọi người đến cứu giúp. Cần khẩn trương tách nạn nhận ra khỏi nguồn điện, tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào dây điện hoặc người nạn nhân, nhanh chóng cứu chữa người bị nạn đồng thời gọi điện thoại cấp cứu 115 hoặc Điện lực gần nhất.
3. Không tự ý tháo dỡ, sửa chữa các kết cấu của công trình điện .
4. Không di chuyển, đi lại bằng tàu, thuyền, bè .v.v.. trong vùng ngập, lụt có đường dây điện sát với mặt nước để tránh bị phóng điện gây tai nạn . Cấm buộc gia súc và thuyền bè vào cột điện để đề phòng cột bị gãy đổ và bị điện giật .
5. Không mang vác, lắp dựng cây, cột bằng kim loại, cột ăng ten tivi, cây tre gỗ tươi gần đường dây điện để tránh va chạm gây nên nên phóng điện dẫn đến tai nạn
6. Khi thấy cột điện đổ hoặc dây điện đứt, rơi xuống thì không được đến gần, cầm, nắm vào dây điện đồng thời ngăn ngừa không cho người khác (kể cả súc vật) đến gần. Cần nhanh chóng tìm cách báo ngay cho Điện lực hoặc chính quyền địa phương gần nhất biết để có biện pháp xử lý.
7. Không dùng điện để rà cá, bẫy chuột, chống trộm cắp … gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
8. Cắt ngay cầu dao, cầu chì, aptomat .v.v.. đầu nguồn điện vào nhà để phòng mạng điện bị ngập nước gây tai nạn khi có lũ lụt .
9. Chú ý chặt cây gần đường dây điện, có thể bị phóng điện gây nguy hiểm đến tính mạng cần liên hệ và phối hợp với Điện lực để thực hiện .
10. Khi có người bị điện giật thì hô to gọi mọi người đến cứu giúp. Cần khẩn trương tách nạn nhận ra khỏi nguồn điện, tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào dây điện hoặc người nạn nhân, nhanh chóng cứu chữa người bị nạn đồng thời gọi điện thoại cấp cứu 115 hoặc Điện lực gần nhất.
Lưới điện do nhà nước đầu tư xây
dựng phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Để khai thác, vận hành có hiệu quả phục vụ điện lâu dài, Công
ty Điện lực Điện Biên đề nghị nhân dân cùng chính quyền địa phương khi phát hiện
các trường hợp :
- Kẻ gian trộm cắp, tháo dỡ các cấu kiện của đường
dây tải điện trạm biến áp hoặc có hành vi xâm hại đến công trình điện như san ủi,
làm nhà, công trình trong hành lang an toàn
-
Lưới điện bị sự cố bất thường như đổ cột, đứt dây, phóng điện,
vỡ sứ, sạt lở,…
Hãy tìm cách ngăn chặn các hành
vi xâm phạm và cấp báo với Điện lực gần nhất hoặc Công ty Điện lực Điện Biên theo
số máy 0230.3826188
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
CẢNH BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG
Một trường hợp tai nạn hy hữu đã xảy ra trong quá trình thi
công lắp dựng chụp cột, các công nhân của 1 đơn vị B ngoài thoát chết trong gang tấc.
Theo kế hoạch doanh nghiệp tư nhân TT sẽ phải thực hiện
công việc lắp chụp đầu cột trên lưới 35 kV đang vận hành để nâng cao trình đảm
bảo khoảng cách an toàn giao chéo với tuyến đường dây 22 kV mà doanh nghiệp này đang
xây dựng. Để thực hiện được công việc trên, các bên liên quan đã tổ chức khảo sát
ngày 19/6, họp thống nhất và thông qua phương án an toàn thi công ngày 26/6.
Theo thống nhất, Điện lực Điện Biên có trách nhiệm đảm bảo hiện
trường công tác không có điện, đơn vị thi công phải đặt tiếp đất di động để đề phòng điện cảm ứng và tự lo các biện pháp an toàn thi công.
Ngày 30/6/2012 đơn vị thi công tiến hành công việc. Điện lực Điện Biên đã cấp phiếu
công tác 302/06/12, thực hiện cắt điện và bàn giao hiện trường công tác cho đơn vị thi
công lúc 06h10’. Để lắp được chụp dài 4,61m nặng 253kg trên ngọn cột
12m, đơn vị thi công đã lắp 1 trụ neo tạm để kéo chụp. Trụ neo này được làm bằng
thép tròn phi 76mm được cố định bằng cáp vào cột.
Đến 8h10’ đơn vị thi công đã dựng xong trụ neo và kéo chụp lên đến ngọn
cột, lúc này trên cột có 2 công nhân, dưới đất 1 người phụ đứng ngay dưới chân cột.
Đúng 8h15' đột nhiên trụ cột gãy gục, gốc trụ neo bị tuột cáp buộc bung ra khỏi cột. Chụp cột đang ở vị trí chuẩn bị lắp đặt bị lao từ độ cao hơn 12m xuống đất mắc vào dây cáp néo trụ. Hai công nhân đứng trên ngọn cột kịp thời tránh được.
Rất may do có dây an toàn nên 2 công nhân trên cao không bị bật ra khỏi ngọn cột. Tuy nhiên 1 người ống tay áo bị rách và kẹt cứng vào trụ neo. Nếu chụp cột không mắc vào dây cáp néo hoặc trụ neo gục thêm chút nữa thì chắc chắn người trên cột sẽ không tránh khỏi tai nạn.
Vụ tai nạn rất may không gây thiệt hại về người nhưng là chuông cảnh tỉnh, là bài học kinh nghiệm cho việc chủ quan trong quá trình thi công, đặc biệt việc nâng hạ vật nặng ở trên cao. Phải hết sức cẩn trọng, sử dụng trang bị dụng cụ thi công tốt, chằng buộc chắc chắn.
Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012
Cafe làm từ đậu nành và thuốc ký ninh
(vnexpress.net) Tẩm hóa chất vào bột đậu nành để chế biến cafe, thêm bột bắp, bỏ ký ninh tăng độ đắng... là những cách để giới kinh doanh cho ra sản phẩm cafe dỏm thơm ngon như thật.
Kiểm tra cơ sở rang xay cafe Thông Phát, đường Tô
Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP HCM vào đầu tháng 7, Thanh tra
Sở Y tế TP HCM chỉ thấy hàng trăm bao đậu nành, bắp nằm rải rác trong
khuôn viên công ty. Nơi này được cho là đã mua đậu nành về tẩm hóa chất
làm thành cafe đem bán cho nhiều nơi.
Tại Thông Phát, cơ quan chức năng còn tìm thấy nhiều
loại hóa chất khác như đường cấm, bột màu trắng không rõ nguồn gốc, chất
tạo độ đặc quánh, nhiều can nhựa đựng dung dịch không nhãn mác...
"Chúng tôi đã lấy mẫu để xét nghiệm và đang chờ kết quả", ông Phạm Kim
Bình, quyền Chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết.
Mới đây, ngày 17/7, Công an quận 12, TP HCM phát hiện
và tạm giữ xe ôtô đang vận chuyển 450 kg đậu nành và 50 kg bắp đã tẩm
hóa chất thành cafe. Lái xe khai số hàng trên của cơ sở cafe Xuân Hoành,
phường Trung Mỹ Tây, quận 12 vận chuyển ra bến xe gửi xe đò, để giao
cho công ty ở TP Quảng Ngãi. Tiến hành khám xét cơ sở cà phên này, công
an lập biên bản 8,5 tấn đậu nành chưa rang, 1 tấn đậu nành đã rang xong
và được tẩm hóa chất, 950 kg bắp chưa rang, 900 kg vỏ cafe dùng làm thức
ăn chăn nuôi; 150 kg cafe loại 1, 410 kg cafe loại 2 đã được đóng gói,
12 hóa chất các loại dùng để chế biến cafe. Ngoài ra, tổ công tác lập
biên bản ghi nhận tại cơ sở chế biến cafe Xuân Hoành có 2 máy rang đậu
nành công suất 120 kg mỗi mẻ, 2 máy xay và 2 máy đóng gói thành phẩm...
Công an quận 12 cho biết, sắp tới sẽ phối hợp với các
ban ngành đoàn thể như vệ sinh an toàn thực phẩm thành lập đoàn kiểm tra
đột xuất các cơ sở sản xuất và pha chế cafe trên địa bàn quận để phát
hiện và xử lý các vi phạm.
Làm cafe dỏm tại một cơ sở sản xuất. Ảnh: C.Q |
Theo giới sản xuất và kinh doanh bí kíp cho hóa chất
tạo mùi, tạo hương hay thêm bột bắp, đậu nành... để tạo ra cafe dỏm đã
tồn tại từ lâu. "Một ly cafe vỉa hè bán 5.000-6.000 đồng, lấy đâu ra lời
nếu mua cafe nguyên chất", một nhà sản xuất cafe có thương hiệu nói.
Anh Hùng Công, người trồng cafe, chuyên cung cấp hàng
cho các cơ sở rang xay ở tỉnh Lâm Đồng cho biết "cafe phải nguyên chất".
Nếu có bất cứ thành phần nào khác bột bắp, đậu nành... thì đều là hàng
dỏm. "Tuy nhiên, rất nhiều quán cafe, và đặc biệt là hàng vỉa hè... đều sử dụng cafe dỏm để kiếm lời", anh Hùng nói.
Để tăng vị cafe, người bán còn có thể dùng một giọt hóa chất "tinh cafe" được bày bán công khai ở các chợ.
“Chỉ cần cho vào mỗi ly một giọt thôi là hương vị khác hẳn. Bán cafe
không dùng cái này thì khách không thích đâu, cứ mua về thử dùng mà
xem”, bà Trang, chủ tiệm hóa chất phụ gia ở chợ Kim Biên, TP HCM đon đả
giới thiệu khi vị khách muốn mua hương liệu cafe về pha bán quán.
Ghi nhận của VnExpress.net, ở chợ này bán
tràn lan các loại tinh cafe (thực chất là hóa chất phụ gia) với nhiều
hương khác nhau như cafe chồn, cafe Đức… có giá 20.000 - 35.000 đồng cho
100 ml.
Tinh cafe màu đen, dạng lỏng, được trữ trong những
chiếc can lớn không nhãn mác. Khi nào có người mua, nhân viên mới chiết
sang bình nhỏ hơn theo số lượng mà khách yêu cầu. Sau khi lấy cho khách
100 ml tinh cafe giá 20.000 đồng, bà Trang dặn kỹ là không nên dùng
nhiều vì không tốt cho sức khỏe, mỗi ly cafe chỉ nên cho vào một giọt
hương liệu này là đủ rồi.
Hóa chất phụ gia dạng tinh cafe mua ở chợ Kim Biên. Ảnh: Thi Ngoan |
Một ly cafe pha phin bình thường và dùng đến nước thứ
ba, chỉ cần cho một giọt tinh vào là dậy mùi thơm phức như hàng nguyên
chất, vị cũng đắng hơn.
Giới kinh doanh cafe cho rằng trong các loại hóa chất
dùng pha cafe dỏm thì chất tạo bọt là nguy hiểm nhất và không nên dùng,
một số nơi có pha ký ninh vào để tạo vị đắng. Những
người kinh doanh cafe thương hiệu cho hay với bất kỳ hóa chất nào, dùng
nhiều hay không biết cách sẽ tạo ra độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người
tiêu dùng.
"Ký ninh là thuốc chữa sốt rét, tôi không biết có độc
không nhưng nếu dùng quá nhiều chắc chắn sẽ có hại, một số tỉnh miền
Trung cafe thường có bỏ thêm loại này vào nhưng vấn đề là họ thích vị
đắng như vậy", ông Ngô Tấn Giác, chủ thương hiệu cafe Thu Hà nói.
Cafe trộn bắp và đậu nành, nếu rang cháy sẽ dễ tạo ra
độc tố, ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ nhiệm HTX Minh An, tình Đăk Nông, chủ
nhiều thương hiệu cafe phân tích.
Cho hóa chất vào để tạo ra cafe. Ảnh: C.Q |
"Cafe trên thị trường rất dễ dàng nhận biết hàng dỏm
hay thật. Cafe vốn màu đen, loại dỏm dùng hóa chất nên khi cho đá vào sẽ
nhạt màu; còn hàng xịn vẫn giữ được màu đen. Cafe rang xay nguyên chất
phải tầm 100.000 đồng một kg, trong khi đó với hàng quán cóc bán
5.000-6.000 đồng một ly thì lấy đâu ra cafe tốt", ông Toàn nói.
"Quan trọng là người dân họ vẫn thích loại dễ uống và
rẻ, chính điều này tạo điều kiện cho những người làm cafe chui. Đơn cử
như thị trường miền Tây của tôi hầu như 'thua' hẳn cafe dỏm", ông Giác
cho biết.
Theo chủ thương hiệu Thu Hà, cần nhìn nhận khách quan,
không nhiều người Việt Nam biết thưởng thức cafe nguyên chất, nếu uống
lần đầu dễ bị say do có nhiều cafein, vì vậy một số nơi trộn thêm bắp,
đậu nành chỉ để giảm lượng cafein để dễ tiêu thụ, phù hợp thị trường.
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi Công ty Điện lực Điện Biên 2012
Màn chào hỏi, tiết mục của Điện lực Điện Biên đông, được đánh giá cao tại Hội thi
Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012
Huấn luyện bước 1 cho công nhân mới
Thực hiện Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH Công ty Điện lực Điện Biên đã tổ chức huấn luyện ATVSLĐ trong thời gian từ 9-20/7/2012 cho 19 đối tượng là công nhân mới tuyển dụng.
Nội dung huấn luyện chú trọng vào công tác thực hành các biện pháp an toàn và các kỹ năng làm việc trên lưới điện đồng thời trang bị các kiến thức về an toàn lao động vệ sinh lao động. Cuối kỳ huấn luyện sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả
Mục tiêu sau đợt huấn luyện là người lao động nắm vững các quy định, quy trình kỹ thuật an toàn và có thể làm được các công việc thông thường của người công nhân điện.
Nội dung chính của đợt huấn luyện
- Huấn luyện cách sử dụng các trang bị dụng cụ an toàn thông dụng như dây lưng an toàn, guốc trèo cột ly tâm, bút thử điện các loại, găng, sào, tiếp địa,...mỗi cá nhân đều phải thực hiện thành thục trên từng dụng cụ, trang bị.
- Thực hành trèo cột BTLT 16m đặt tháo tiếp đất di động.
- Hô hấp nhân tạo trên hình nhân điện tử.
- Huấn luyện các quy định về AT VSLĐ, PCCC, hành lang an toàn
- Huấn luyện quy trình An toàn điện, trình tự các bước thực hiện công tác trên lưới điện.
Nội dung huấn luyện chú trọng vào công tác thực hành các biện pháp an toàn và các kỹ năng làm việc trên lưới điện đồng thời trang bị các kiến thức về an toàn lao động vệ sinh lao động. Cuối kỳ huấn luyện sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả
Mục tiêu sau đợt huấn luyện là người lao động nắm vững các quy định, quy trình kỹ thuật an toàn và có thể làm được các công việc thông thường của người công nhân điện.
Nội dung chính của đợt huấn luyện
- Huấn luyện cách sử dụng các trang bị dụng cụ an toàn thông dụng như dây lưng an toàn, guốc trèo cột ly tâm, bút thử điện các loại, găng, sào, tiếp địa,...mỗi cá nhân đều phải thực hiện thành thục trên từng dụng cụ, trang bị.
- Thực hành trèo cột BTLT 16m đặt tháo tiếp đất di động.
- Hô hấp nhân tạo trên hình nhân điện tử.
- Huấn luyện các quy định về AT VSLĐ, PCCC, hành lang an toàn
- Huấn luyện quy trình An toàn điện, trình tự các bước thực hiện công tác trên lưới điện.
Huấn luyện sử dụng dây da an toàn
Giảng viên đang thi phạm các thao động tác trèo cao, đặt tháo, tiếp đất di động
Huấn luyện hô hấp nhân tạo trên hình nhân điện tử
Nội dung thi
1. Trèo cao đặt, tháo tiếp đất di động
Ở phần thi này yêu cầu mỗi thí sinh phải biết sử dụng thành thạo các trang bị dụng cụ an toàn thông dụng như guốc trèo, dây da, bút điện, găng tay cách điện, tiếp địa di động. Thành thục kỹ năng trèo và làm việc trên cao, không bị tâm lý sợ độ cao chi phối công việc. Thời gian hoàn thành công việc tối đa là 15 phút.
Mục đích phần thi này nhằm trang bị cho Công nhân có thể làm được các công việc thông thường của người thợ điện.
Mục đích phần thi này nhằm trang bị cho Công nhân có thể làm được các công việc thông thường của người thợ điện.
2.Phần thi Hô hấp nhân tạo trên hình nhân điện tử:
Yêu cầu phần thi này mỗi thí sinh phải thực hiện 5 chu kỳ mỗi chu kỳ gồm 2 lần hà hơi thổi ngạt và 15 lần ép tim, số lỗi không được vượt quá 20%. Phần thi này nhằm trang bị cho người Công nhân kỹ năng cấp cứu người trong tình huống nạn nhân ngừng thở, đây là kiến thức bắt buộc được huấn luyện và kiểm tra nhắc lại hằng năm. Chính nhờ biết phương pháp cấp cứu người mà CN Đinh Thế Thành Điện lực Thành phố đã cứu sống một mạng người dân do bất cẩn bị điện giật
3. Phần thi Kiến thức về An toàn
Phần thi này lớp sẽ cử 3 đại diện lên bốc thăm 3 trong tổng số 67 câu hỏi trong phần đề cương ôn luyện. Thời gian làm bài 120 phút. Mỗi câu hỏi sẽ đánh giá theo barem với thang 10 điểm, điểm bài thi là
trung bình cộng của 3 câu. Bài thi đạt là từ 6,0 điểm trở lên và không
có câu nào bị điểm liệt từ 2 điểm trở xuống.
Ngoài ra mỗi thí sinh sẽ tiếp tục trả lời phần thi vấn đáp bằng hình thức xem và nhận xét một số tình huống TNLĐ đã xảy ra trong NPC, đây là các tình huống điển hình đã được phòng TT An toàn tập huấn phân tích kỹ bằng các hình ảnh qua trình chiếu. Phần vấn đáp để đánh giá hiểu biết của người CN về vấn đề TNLĐ, trả lời xuất sắc sẽ được cộng điểm vào bài viết.
Ngoài ra mỗi thí sinh sẽ tiếp tục trả lời phần thi vấn đáp bằng hình thức xem và nhận xét một số tình huống TNLĐ đã xảy ra trong NPC, đây là các tình huống điển hình đã được phòng TT An toàn tập huấn phân tích kỹ bằng các hình ảnh qua trình chiếu. Phần vấn đáp để đánh giá hiểu biết của người CN về vấn đề TNLĐ, trả lời xuất sắc sẽ được cộng điểm vào bài viết.
Yêu cầu đặt ra của phần thi này là trang bị kiến thức về kỹ thuật an toàn để người lao động nắm và thực hiện theo quy trình đồng thời tránh bị tai nạn do kém hiểu biết.
Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012
"Siêu nhân" bám vào điện cao thế không bị giật!
(Dân trí)- Một cô gái trẻ người Séc đã khiến nhiều người được phen thót tim. Sau khi “phê thuốc” rồi trèo lên cột điện cao thế cao đến hơn 12 mét, cô này vắt vẻo trên đó vì tưởng đường dây điện là... cây cầu băng qua sông.
Sự việc xảy ra khi người dân sống tại thành phố Zlin, cộng hòa Séc bất ngờ phát hiện ra một cô gái đang vắt vẻo trên cột điện cao thế và cố gắng bám theo đường dây, dường như để vượt qua con sông vì tưởng đó là một cây cầu.Lực lượng cứu hộ sau khi được gọi đến đã mất gần 2 giờ đồng hồ để “dụ dỗ” cô gái trở lại mặt đất. Được biết, trước đó, cô gái trẻ 21 tuổi này đã trải qua 4 giờ để hút một loại thuốc cần sa cực mạnh, khiến cô bị ảo giác và tưởng nhầm rằng cột điện cao thế cao hơn 12 mét là một cây cầu.
“Thật là một cơn ác mộng. Cô ấy đã hít quá nhiều chất gây nghiện khiến cô bị ảo giác và không còn nhận thức được những gì xung quanh”, Jan Macalikova, phát ngôn viên của cảnh sát cho hay. “Cô ấy đã tưởng đường dây điện là con đường bắc qua sông Morava nên đã trèo lên đó. Rất may là không có điều gì đáng tiếc xảy ra”.
Sau khi được đưa xuống đất, cô gái đã lập tức được đưa đến một trung tâm y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe. Cô gái này thực sự may mắn vì đã không thiêu cháy bởi dòng điện cao áp hay bị rơi xuống đất.
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012
Tác động của trường điện từ đối với cơ thể người
1. Mở đầu
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại điện từ, bao quanh ta là những đường dây tải điện, ti vi, tủ lạnh, vi tính, máy giặt, lò vi sóng… Đó chính là những nguồn bức xạ điện tử và con người đang phải hứng chịu sự bức xạ điện từ đó. Vậy trường điện từ đối với chúng ta là bạn hay thù? Sự tác động của chúng đối với cơ thể người như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn đọc những băn khoăn đó.
2. Khái quát về trường điện từ
Trường điện từ là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất, đặc trưng bởi tập hợp các tính chất điện và từ. Các tham số cơ bản, biểu thị đặc tính của trường điện từ là: tần số, chiều dài sóng và tốc độ lan truyền.
Như đã biết quanh vật dẫn có dòng điện chạy luôn tồn tại đồng thời một điện trường và một từ trường. Đối với dòng điện một chiều, các trường này không phụ thuộc vào nhau, còn đối với dòng điện xoay chiều, thì các trường này liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một trường điện từ thống nhất.
3. Các nguồn trường điện từ
3-1 Các nguồn trướng điện từ tự nhiên
Các nguồn trường điện từ tự nhiên được phân thành hai nhóm:
Nhóm 1 là cực của Trái Đất – điện trường và từ trường vĩnh cửu;
Nhóm 2: sóng radio được sản sinh bởi các vì tinh tú (Mặt trời, Mặt trăng, các vì sao…), các quá trình khí quyển – sấm sét .
Điện trường tự nhiên của Trái Đất sinh ra điện tích âm trên bề mặt, cường độ của nó khoảng 100÷500 V/m. Các đám mây có thể làm tăng cường độ điện trường lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm kV/m. Nhóm thứ hai của trường điện từ đặc trưng bởi dải tần rộng.
3.2 Các nguồn trường điện từ nhân tạo
Các nguồn trường điện từ nhân tạo cũng được chia làm hai nhóm:
a) Nguồn phát xạ điện từ tần số thấp
Nguồn phát xạ điện từ tấn số thấp (0÷3kHz) bao gồm các hệ thống sản xuất, biến đổi và truyền tải điện năng (nhà máy điện, đường dây truyền tải, trạm biến áp…), các thiết bị điện trong sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, du lịch, thương mại, thiết bị điện công sở, gia dụng…), các thiết bị kỹ thuật điện – điện tử…
Trong số các nguồn trường điện từ tần số thấp, người ta đặc biệt quan tâm đến trường điện từ của dòng điện tần số công nghiệp. Các thiết bị cao áp trên 330kV phát ra môi trường xung quanh một trường điện từ mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ở các thiết bị dưới 330kV trường điện từ có cường độ thấp hơn và hầu như không gây ảnh hưởng xấu đáng kể đến các đối tượng sinh vật.
Các đường dây truyền tải điện cao và siêu cao áp có cường độ từ trường và cường độ điện trường đến 25A/m và 15kV/m. Các kết quả nghiên cứu đã xác định rằng tại một điểm bất kỳ trong trường của thiết bị điện siêu cao áp (tấn số 50 Hz), năng lượng của điện bởi cơ thể với sự hấp thụ bởi cơ thể người gấp 50 lần so với sự hấp thụ trong từ trường (trong vùng làm việc của thiết bị phân phối 750kV cường độ từ trường khoảng 20-25A/m). Sự tác động tiêu cực của trường điện từ dòng điện tần số công nghiệp chỉ được thể hiện ở cường độ từ trường ở mức 150 ÷ 200 A/m, do đó sự đánh giá mức độ nguy hiểm của trường điện từ của mạng điện siêu cao áp chỉ được tiến hành chủ yếu theo cường độ điện trường.
b/ Nguồn phát xạ điện từ tần số cao
Nguồn phát xạ điền từ tần số cao (3÷GHz) còn gọi là tần số vô tuyến, bao gồm các thiết bị thu phát cao tần: đài, ti vi, điện thoại, bộ đàm và các thiết bị công nghệ sử lý sản phẩm như lò nung cao tần v.v…
Cường độ điện trường trong nhà thường có giá trị khoảng 1 ÷ 10 V/m. Tuy nhiên, cũng có thể gặp trường hợp ở mức độ màn hình vi tính không nối đất. Các kết quả khảo sát cường độ điện trường trong các căn hộ tác động đến cơ thể người còn mạnh hơn so với mức tác động của điện trường của đường dây truyền tải điện. Cảm ứng từ của bếp điện cảm ứng, ở khoảng cách 20÷30cm có giá trị 1÷3µT (microTesla), còn ở khoảng cách 50cm là 0,1÷ 0,5µT. Từ trường của tủ lạnh và tủ đá không cao lắm, lò vi sóng là nguồn phát xạ điện từ mạnh, tuy nhiên do nguyên nhân này mà trong cấu trúc của nó đã có màn chắn, thức ăn được xử lý bởi nó khá nhanh, nhưng dù sao thì lò vi sóng vẫn không làm chúng ta yên tâm.
Ở đại đa số bàn là , từ trường ở mức 0,2µT ở khoảng ở cách 25cm, còn ở máy giặt từ trường nằm trong khoảng 10÷100µT, tùy từng loại. Bên cạnh đó, từ trường ở máy hút bụi đạt tới 100µT, còn ở máy cạo râu nó có giá trị đến hàng trăm µT. Những thông tin trên giúp chúng ta ý thức về những nguy cơ tiềm ẩn xung quanh. Thực ra, các nhà sản xuất đã biết rõ hơn chúng ta nhiều và họ đã có những giải pháp khắc phục trong quá trình thiết kế, chế tạo các thiết bị điện gia đụng để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của trường điện từ đối với cơ thể người sử dụng. Ở Mỹ nhiều hãng đã tung ra thị trường các thiết bị an toàn như là bàn là có cuộn dây chắn, máy vi tính không phát xạ.
Các nguồn phát xạ điện từ gồm các thiết bị kỹ thuật vô tuyến và điện tử, các cuộn kháng, tự điện, các thiết bị nhiệt, máy biến áp, ang ten, máy phát cao tần.. . Các công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiên văn, địa chất, hàng không, hàng hải… luôn phải sử dụng các thiết bị làm việc ở các bước sóng khác nhau, do đó các nhân viên luôn phải hứng chịu sự đe dọa nguy hiểm của sự phát xạ cường độ đến 10µT.
4. Sự tác động của trường điện từ đối với cơ thể người
4. 1 Tác động sinh học của trường điện từ lên cơ thể
Con người không thể nhìn thấy và không thể cảm nhận ngay được sự hiện diện của trường điện từ, chính vì vậy không phải bao giờ cũng có thể lường trước được sự nguy hiểm của sự tác động của chúng. Sự phát xạ điện từ tác động có hại đến cơ thể người. Kết quả của sự tác động của trường điện từ làm thay đổi các hoạt động của hệ thống thần kinh, tuần hoàn, nội tiết và nhiều hệ thống khác của cơ thể người.
Sự tác động thường xuyên của bức xạ điện từ nhân tạo thực sự làm sa sút sức khỏe của mỗi cá thể người và sinh vật. Trẻ con và đặc biệt là thai nhi, rất nhạy cảm đối với sự tác động khó chịu của trường điện từ. Cơ chế hấp thụ năng lượng của cơ thể người khá phức tạp. Cơ quan nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ là hệ thống thần kinh trung ương (cảm nhận chủ quan là mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. . .) và hệ thống nội tiết.
Việc làm suy giảm chức năng nội tiết sẽ gây hiệu ứng từ phía hệ thống tim mạch, tuần hoàn, miễn dịch và trao đổi chất v.v… Sự ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch gây ra sự suy giảm hoạt động của các cơ quan trao đổi chất, thay đổi mạch đập và nhịp tim.
4.2 Tác động nhiệt
Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ là sự đốt nóng, mà có thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mô của cơ thể sống. Cơ chế hấp thụ năng lượng, thực sự hết sức phức tạp. Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể khi hấp thụ năng lượng điện từ dẫn đến sự thay đổi tần số của mạch đập, nhịp tim và phản ứng mao mạch. Máu được coi là một chất điện phân, dưới tác động của trường điện từ, trong máu sinh ra các dòng điện ion, gây sự phát nóng các mô và tế bào. Với một cường độ xác định trường điện từ gây ra một ngưỡng đốt nóng mà cơ thể người không chịu nổi. Sự đốt nóng đặc biệt nguy hiểm đối với các cơ quan có hệ thống mao mạch kém với sự lưu thông máu ít (như mắt, não, dạ dày…). Đặc biệt nhạy cảm đối với hiệu ứng nhiệt là thủy tinh thể của mắt, túi mật, bọng đái và một số cơ quan khác.
4.3 Tác động gây rối loạn thần kinh
Cùng với tác động nhiệt, trường điện từ còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh. Sự tác động của trường điện từ lên cơ thể người biểu hiện ở sự rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác chủ quan là tăng sự mệt mỏi, đau đầu, kém hưng phấn, hay cáu gắt v.v.
Người ta cho rằng sự phá hủy các chức năng sinh lý của cơ thể bởi tác động của trường điện từ lên từng phần khác nhau của hệ thống thần kinh. Trong đó sự tăng kích thích của hệt hống thần kinh trung ương xây ra do tác động phản xạ của trường điện từ, còn hiệu ứng cản – do tác động trực tiếp của trường điện từ lên cấu trúc của não bộ và não lưng. Các chuyên gia cho rằng vỏ não là bộ phận nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ.
4.4 Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn
Trường điện từ gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất. Sự tác động lâu dài của trường điện từ gây hiện tượng đau thắt ở vùng tim. Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây sự thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu…
4.5 Tác động điện tĩnh
Cùng với sự tác động sinh học, điện trường còn gây ra sự xuất hiện của các điện tích giữa người và các vật dụng kim loại có điện thế khác so với cơ thể người. Nếu người đứng trực tiếp dưới đất hoặc trên sàn dẫn điện có tiếp xúc với đất, thì điện thế của nó so với đất sẽ là 0, còn nếu cách ly với đất, thì cơ thể người sẽ phải chịu một điện thế nhất định, mà đôi khi có thể đạt đến vài kilôvôn. Sự tiếp xúc của cơ thể người cách ly với đất đến các phần tử kim loại có tiếp đất sẽ dẫn đến hiện tượng truyền dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất, mà có thể gây cảm giác đau, đặc biệt ở thời điểm đầu tiên. Đôi khi trong sự tiếp xúc này có thể xuất hiện sự phóng điện. Trong trường hợp người tiếp xúc với các vật thể kim loại dài cách ly với đất như hệ thống ống dẫn, hàng rào thép có cột gỗ v.v., dòng điện chạy qua cơ thể người có thể đạt đến giá trị nguy hiểm. ….,
4.6 Các tác động khác
Ngoài những tác động nói trên, trường từ còn gây ra nhiều tác động phụ trợ khác, Bằng cảm nhận chủ quan, các nhân viên vận hành ở các trạm điện, trạm biến áp, các trạm phát sóng… thường phàn nàn về chứng đau đầu, mất mệt mỏi, chóng mặt…
Trường điện từ siêu cao tần có thể gây tác động đối với mắt, dẫn đến bệnh đục nhãn cầu (thủy tinh thể). Mức độ tác động sinh học của trường điện từ đến cơ thể người phụ thuộc tần số dao động, cường độ và thời gian. Sự bổi xuất hiện trong cơ thể người dưới tác động của trường điện từ, nhìn chung là có khả năng phục hồi. Ngoài những tác động không tốt đến cơ thể người cần bổ sung thêm tác động khử trùng khi có cường độ bức xạ vượt quá ngưỡng nhiệt.
5. Kết luận
Chúng ta đang sống trong thời đại của tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nên nguồn trường điện từ là hết sức phong phú. Tuy nhiên, không phải lúc nào những nguồn trường điện từ này cũng gây ra những ảnh hưởng xấu, mà tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể chúng sẽ có những mức độ ảnh hưởng nhất định đến cơ thể mỗi con người.
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại điện từ, bao quanh ta là những đường dây tải điện, ti vi, tủ lạnh, vi tính, máy giặt, lò vi sóng… Đó chính là những nguồn bức xạ điện tử và con người đang phải hứng chịu sự bức xạ điện từ đó. Vậy trường điện từ đối với chúng ta là bạn hay thù? Sự tác động của chúng đối với cơ thể người như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn đọc những băn khoăn đó.
2. Khái quát về trường điện từ
Trường điện từ là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất, đặc trưng bởi tập hợp các tính chất điện và từ. Các tham số cơ bản, biểu thị đặc tính của trường điện từ là: tần số, chiều dài sóng và tốc độ lan truyền.
Như đã biết quanh vật dẫn có dòng điện chạy luôn tồn tại đồng thời một điện trường và một từ trường. Đối với dòng điện một chiều, các trường này không phụ thuộc vào nhau, còn đối với dòng điện xoay chiều, thì các trường này liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một trường điện từ thống nhất.
3. Các nguồn trường điện từ
3-1 Các nguồn trướng điện từ tự nhiên
Các nguồn trường điện từ tự nhiên được phân thành hai nhóm:
Nhóm 1 là cực của Trái Đất – điện trường và từ trường vĩnh cửu;
Nhóm 2: sóng radio được sản sinh bởi các vì tinh tú (Mặt trời, Mặt trăng, các vì sao…), các quá trình khí quyển – sấm sét .
Điện trường tự nhiên của Trái Đất sinh ra điện tích âm trên bề mặt, cường độ của nó khoảng 100÷500 V/m. Các đám mây có thể làm tăng cường độ điện trường lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm kV/m. Nhóm thứ hai của trường điện từ đặc trưng bởi dải tần rộng.
3.2 Các nguồn trường điện từ nhân tạo
Các nguồn trường điện từ nhân tạo cũng được chia làm hai nhóm:
a) Nguồn phát xạ điện từ tần số thấp
Nguồn phát xạ điện từ tấn số thấp (0÷3kHz) bao gồm các hệ thống sản xuất, biến đổi và truyền tải điện năng (nhà máy điện, đường dây truyền tải, trạm biến áp…), các thiết bị điện trong sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, du lịch, thương mại, thiết bị điện công sở, gia dụng…), các thiết bị kỹ thuật điện – điện tử…
Trong số các nguồn trường điện từ tần số thấp, người ta đặc biệt quan tâm đến trường điện từ của dòng điện tần số công nghiệp. Các thiết bị cao áp trên 330kV phát ra môi trường xung quanh một trường điện từ mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ở các thiết bị dưới 330kV trường điện từ có cường độ thấp hơn và hầu như không gây ảnh hưởng xấu đáng kể đến các đối tượng sinh vật.
Các đường dây truyền tải điện cao và siêu cao áp có cường độ từ trường và cường độ điện trường đến 25A/m và 15kV/m. Các kết quả nghiên cứu đã xác định rằng tại một điểm bất kỳ trong trường của thiết bị điện siêu cao áp (tấn số 50 Hz), năng lượng của điện bởi cơ thể với sự hấp thụ bởi cơ thể người gấp 50 lần so với sự hấp thụ trong từ trường (trong vùng làm việc của thiết bị phân phối 750kV cường độ từ trường khoảng 20-25A/m). Sự tác động tiêu cực của trường điện từ dòng điện tần số công nghiệp chỉ được thể hiện ở cường độ từ trường ở mức 150 ÷ 200 A/m, do đó sự đánh giá mức độ nguy hiểm của trường điện từ của mạng điện siêu cao áp chỉ được tiến hành chủ yếu theo cường độ điện trường.
b/ Nguồn phát xạ điện từ tần số cao
Nguồn phát xạ điền từ tần số cao (3÷GHz) còn gọi là tần số vô tuyến, bao gồm các thiết bị thu phát cao tần: đài, ti vi, điện thoại, bộ đàm và các thiết bị công nghệ sử lý sản phẩm như lò nung cao tần v.v…
Cường độ điện trường trong nhà thường có giá trị khoảng 1 ÷ 10 V/m. Tuy nhiên, cũng có thể gặp trường hợp ở mức độ màn hình vi tính không nối đất. Các kết quả khảo sát cường độ điện trường trong các căn hộ tác động đến cơ thể người còn mạnh hơn so với mức tác động của điện trường của đường dây truyền tải điện. Cảm ứng từ của bếp điện cảm ứng, ở khoảng cách 20÷30cm có giá trị 1÷3µT (microTesla), còn ở khoảng cách 50cm là 0,1÷ 0,5µT. Từ trường của tủ lạnh và tủ đá không cao lắm, lò vi sóng là nguồn phát xạ điện từ mạnh, tuy nhiên do nguyên nhân này mà trong cấu trúc của nó đã có màn chắn, thức ăn được xử lý bởi nó khá nhanh, nhưng dù sao thì lò vi sóng vẫn không làm chúng ta yên tâm.
Ở đại đa số bàn là , từ trường ở mức 0,2µT ở khoảng ở cách 25cm, còn ở máy giặt từ trường nằm trong khoảng 10÷100µT, tùy từng loại. Bên cạnh đó, từ trường ở máy hút bụi đạt tới 100µT, còn ở máy cạo râu nó có giá trị đến hàng trăm µT. Những thông tin trên giúp chúng ta ý thức về những nguy cơ tiềm ẩn xung quanh. Thực ra, các nhà sản xuất đã biết rõ hơn chúng ta nhiều và họ đã có những giải pháp khắc phục trong quá trình thiết kế, chế tạo các thiết bị điện gia đụng để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của trường điện từ đối với cơ thể người sử dụng. Ở Mỹ nhiều hãng đã tung ra thị trường các thiết bị an toàn như là bàn là có cuộn dây chắn, máy vi tính không phát xạ.
Các nguồn phát xạ điện từ gồm các thiết bị kỹ thuật vô tuyến và điện tử, các cuộn kháng, tự điện, các thiết bị nhiệt, máy biến áp, ang ten, máy phát cao tần.. . Các công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiên văn, địa chất, hàng không, hàng hải… luôn phải sử dụng các thiết bị làm việc ở các bước sóng khác nhau, do đó các nhân viên luôn phải hứng chịu sự đe dọa nguy hiểm của sự phát xạ cường độ đến 10µT.
4. Sự tác động của trường điện từ đối với cơ thể người
4. 1 Tác động sinh học của trường điện từ lên cơ thể
Con người không thể nhìn thấy và không thể cảm nhận ngay được sự hiện diện của trường điện từ, chính vì vậy không phải bao giờ cũng có thể lường trước được sự nguy hiểm của sự tác động của chúng. Sự phát xạ điện từ tác động có hại đến cơ thể người. Kết quả của sự tác động của trường điện từ làm thay đổi các hoạt động của hệ thống thần kinh, tuần hoàn, nội tiết và nhiều hệ thống khác của cơ thể người.
Sự tác động thường xuyên của bức xạ điện từ nhân tạo thực sự làm sa sút sức khỏe của mỗi cá thể người và sinh vật. Trẻ con và đặc biệt là thai nhi, rất nhạy cảm đối với sự tác động khó chịu của trường điện từ. Cơ chế hấp thụ năng lượng của cơ thể người khá phức tạp. Cơ quan nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ là hệ thống thần kinh trung ương (cảm nhận chủ quan là mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. . .) và hệ thống nội tiết.
Việc làm suy giảm chức năng nội tiết sẽ gây hiệu ứng từ phía hệ thống tim mạch, tuần hoàn, miễn dịch và trao đổi chất v.v… Sự ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch gây ra sự suy giảm hoạt động của các cơ quan trao đổi chất, thay đổi mạch đập và nhịp tim.
4.2 Tác động nhiệt
Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ là sự đốt nóng, mà có thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mô của cơ thể sống. Cơ chế hấp thụ năng lượng, thực sự hết sức phức tạp. Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể khi hấp thụ năng lượng điện từ dẫn đến sự thay đổi tần số của mạch đập, nhịp tim và phản ứng mao mạch. Máu được coi là một chất điện phân, dưới tác động của trường điện từ, trong máu sinh ra các dòng điện ion, gây sự phát nóng các mô và tế bào. Với một cường độ xác định trường điện từ gây ra một ngưỡng đốt nóng mà cơ thể người không chịu nổi. Sự đốt nóng đặc biệt nguy hiểm đối với các cơ quan có hệ thống mao mạch kém với sự lưu thông máu ít (như mắt, não, dạ dày…). Đặc biệt nhạy cảm đối với hiệu ứng nhiệt là thủy tinh thể của mắt, túi mật, bọng đái và một số cơ quan khác.
4.3 Tác động gây rối loạn thần kinh
Cùng với tác động nhiệt, trường điện từ còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh. Sự tác động của trường điện từ lên cơ thể người biểu hiện ở sự rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác chủ quan là tăng sự mệt mỏi, đau đầu, kém hưng phấn, hay cáu gắt v.v.
Người ta cho rằng sự phá hủy các chức năng sinh lý của cơ thể bởi tác động của trường điện từ lên từng phần khác nhau của hệ thống thần kinh. Trong đó sự tăng kích thích của hệt hống thần kinh trung ương xây ra do tác động phản xạ của trường điện từ, còn hiệu ứng cản – do tác động trực tiếp của trường điện từ lên cấu trúc của não bộ và não lưng. Các chuyên gia cho rằng vỏ não là bộ phận nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ.
4.4 Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn
Trường điện từ gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất. Sự tác động lâu dài của trường điện từ gây hiện tượng đau thắt ở vùng tim. Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây sự thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu…
4.5 Tác động điện tĩnh
Cùng với sự tác động sinh học, điện trường còn gây ra sự xuất hiện của các điện tích giữa người và các vật dụng kim loại có điện thế khác so với cơ thể người. Nếu người đứng trực tiếp dưới đất hoặc trên sàn dẫn điện có tiếp xúc với đất, thì điện thế của nó so với đất sẽ là 0, còn nếu cách ly với đất, thì cơ thể người sẽ phải chịu một điện thế nhất định, mà đôi khi có thể đạt đến vài kilôvôn. Sự tiếp xúc của cơ thể người cách ly với đất đến các phần tử kim loại có tiếp đất sẽ dẫn đến hiện tượng truyền dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất, mà có thể gây cảm giác đau, đặc biệt ở thời điểm đầu tiên. Đôi khi trong sự tiếp xúc này có thể xuất hiện sự phóng điện. Trong trường hợp người tiếp xúc với các vật thể kim loại dài cách ly với đất như hệ thống ống dẫn, hàng rào thép có cột gỗ v.v., dòng điện chạy qua cơ thể người có thể đạt đến giá trị nguy hiểm. ….,
4.6 Các tác động khác
Ngoài những tác động nói trên, trường từ còn gây ra nhiều tác động phụ trợ khác, Bằng cảm nhận chủ quan, các nhân viên vận hành ở các trạm điện, trạm biến áp, các trạm phát sóng… thường phàn nàn về chứng đau đầu, mất mệt mỏi, chóng mặt…
Trường điện từ siêu cao tần có thể gây tác động đối với mắt, dẫn đến bệnh đục nhãn cầu (thủy tinh thể). Mức độ tác động sinh học của trường điện từ đến cơ thể người phụ thuộc tần số dao động, cường độ và thời gian. Sự bổi xuất hiện trong cơ thể người dưới tác động của trường điện từ, nhìn chung là có khả năng phục hồi. Ngoài những tác động không tốt đến cơ thể người cần bổ sung thêm tác động khử trùng khi có cường độ bức xạ vượt quá ngưỡng nhiệt.
5. Kết luận
Chúng ta đang sống trong thời đại của tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nên nguồn trường điện từ là hết sức phong phú. Tuy nhiên, không phải lúc nào những nguồn trường điện từ này cũng gây ra những ảnh hưởng xấu, mà tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể chúng sẽ có những mức độ ảnh hưởng nhất định đến cơ thể mỗi con người.
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012
Nguyên mẫu khuân mặt hình nhân điện tử
Một cô gái nhảy xuống sông Seine ở Pháp từ thế kỷ 19 chính là người có khuôn mặt được dùng làm nguyên mẫu tạo hình mặt cho hình nhân điện tử,
Chuyện rằng một cô gái đã nhảy xuống sông để tự vẫn do yêu đơn phương. Khi được các nhân viên cứu hộ vớt lên, thi thể không sức sống của thiếu nữ trẻ này không có dấu hiệu bị đánh đập hay ngược đãi. Cô gái không được nhận dạng vì vậy một mặt nạ thạch cao về khuôn mặt của cô được treo bên ngoài một cửa hiệu, theo đúng thông lệ về những trường hợp như vậy.
Thay vì tìm hiểu cô gái từ đâu tới, bộ mặt thanh tú của cô lại truyền cảm hứng cho các hoạ sĩ, nhà văn thêu dệt các câu chuyện về cái chết của cô. Cô gái được gọi là "người phụ nữ bí ẩn từ sông Seine".
Vào những năm 1950, một công ty của Na Uy đã tiên phong trong việc tạo búp bê cấp cứu từ cô gái trên. Theo trang web của công ty trên, người sáng lập của họ là Asmund Laerdal cảm động trước câu chuyện về "người phụ nữ bí ẩn từ sông Seine" nên đã tạo ra hình nhân giống người thật với gương mặt của cô gái trên và lấy tên là "Cứu Annie". Đây là hình nhân chuyên dùng để huấn luyện cấp cứu
.
Nghành Điện đã sử dụng hình nhân trên để huấn luyện cho mọi công nhân cách hô hấp nhân tạo trên hình nhân điện tử theo phương pháp “Hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lòng ngực”. Hằng năm “cô gái” này đã theo chân những người làm công tác huấn luyện an toàn đến với mọi công nhân điện, và đã trở thành Hotgirl được hôn nhiều nhất .
.
Hình nhân điện tử có gương mặt người phụ nữ sông Seine
Nghành Điện đã sử dụng hình nhân trên để huấn luyện cho mọi công nhân cách hô hấp nhân tạo trên hình nhân điện tử theo phương pháp “Hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lòng ngực”. Hằng năm “cô gái” này đã theo chân những người làm công tác huấn luyện an toàn đến với mọi công nhân điện, và đã trở thành Hotgirl được hôn nhiều nhất .
Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012
NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT
Với phương châm luôn sẵn sàng ứng phó với các tình
huống bất ngờ. Hằng năm mỗi vào kỳ huấn luyện CN Điện đều được bồi huấn nhắc
lại các phương pháp sơ, cấp cứu bị tai nạn.
Nhờ làm tốt công tác này nên gần đây CN Điện đã trực tiếp cứu sống được 1 người
bị điện 22 kV phóng, thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Cũng như mọi ngày Anh Công nhân Đinh Thế Thành (Điện lực Thành phố Điện Biên)
cùng đồng đội đi thực hiện công việc theo phiếu Công tác trên địa bàn phường
Nam Thanh Thành phố Điện Biên. Đột nhiên có tiếng nổ to và mất điện toàn bộ
lưới 22 kV gần khu vực công tác, biết có sự chẳng lành Thành vội đi tìm nơi có
tiếng nổ. Tại hiện trường là căn nhà xây dở đang làm mái tôn tầng 3, một người
đàn ông bị điện phóng đang nằm bất tỉnh trên nóc tầng, mọi người lay gọi, bấm
huyệt nhưng không thấy phản ứng gì và đành chấp nhận buông xuôi. Đúng lúc đó
thì Thành đến, biết sự sống phải giành giật từng giây, bằng những kỹ năng đã
được huấn luyện anh nhanh chóng moi dớt rãi, kéo lưỡi nạn nhân ra rồi làm thao
tác hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim lồng ngực, sau khoảng 10 phút nạn nhân bắt
đầu thở, có nhịp tim và được mọi người đưa đi Bệnh viện điều trị.
Tâm sự với mọi người Thành chỉ nói:” Nhìn thấy người
bị nạn, mình chẳng còn e dè sợ sệt gì mà chỉ mong muốn cứu sống được họ”.
Địa chỉ nơi
xảy ra tai nạn: Số nhà 09, tổ dân phố 8,
phường Nam Thanh Tp. Điện Biên.
Máy phát điện sử dụng virus?
Một virút có tên M13 có thể sẽ thay đổi bộ mặt năng lượng của thế giới trong tương lai. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Berkeley (Berkeley Lab),
Hoa Kỳ, cho biết họ đã biến đổi gien của loại virút này để chúng có thể
phát ra lượng điện năng đủ cung cấp cho một màn hình LED nhỏ. Điều đặc
biệt là M13 không nguy hiểm đối với con người bởi nó chỉ ký sinh trên vi
khuẩn mà thôi.
Bí
mật nguồn năng lượng của M13 nằm ở một hiện tượng vật lý khá quen thuộc
“hiệu ứng áp điện”. Hiệu ứng này xảy ra khi ta tác dụng một áp suất lên
loại vật liệu phù hợp (vật liệu áp điện) thì sẽ có một dòng điện tương
ứng được sinh ra. Trước đây, tính chất này đã được các nhà khoa học tìm
thấy ở tinh thể, gốm ceramics, xương, protein hay DNA. Tuy nhiên, các
vật liệu này thường độc hoặc khó ứng dụng vào thực tế, do vậy đặt ra
giới hạn cho sự phổ biến công nghệ này trong đời sống hàng ngày.
Trong quá trình tìm kiếm một loại vật liệu sinh học có đặc tính áp điện, nhóm nghiên cứu tại Berkeley Lab đã tìm ra virút M13.
Khác với các vật liệu khác, M13 khá “thân thiện” với con người khi độc
tính của nó chỉ phát huy trên các chủng vi khuẩn. Thêm vào đó, là virút
nên M13 có khả năng sao chép lên hàng triệu lần chỉ trong vài giờ đồng
hồ góp phần giải quyết vấn đề nguồn cung vật liệu. Một tính chất đặc
biệt khác của virút M13 khiến cho nó trở thành vật liệu áp điện lý tưởng
là khả năng tự động sắp xếp định hướng lại với nhau để hình thành nên
các màng mỏng có cấu trúc trật tự, giúp cho việc phủ vật liệu lên trên
các bề mặt khi ứng dụng trở nên dễ dàng. Tưởng tượng bạn sơn một lớp
màng mỏng M13 lên vỏ ngoài của laptop, và mỗi khi gõ phím, các virus
biến thao tác của bạn thành dòng điện cung cấp cho máy tính hoạt động.
Thật là tuyệt vời phải không?
Về
khả năng cung điện, virút M13 nguyên gốc cho công suất khá yếu. Do đó,
các nhà khoa học tại Berkeley Lab đã quyết định sẽ biến đổi gien gốc của
chúng bằng cách bổ sung thêm 4 mạch nhánh mang điện âm (nhóm R) của
axít amin vào một đầu của xoắn protein bên ngoài lớp vỏ virút. Kết quả
là M13 mới có một đầu tích điện âm và một đầu tích điện dương, chênh
lệch thế cũng lớn hơn trước, do vậy năng lượng mà virút có thể tạo ra
tăng lên khá nhiều.
Để
thử nghiệm khả năng phát điện của vật liệu mới, đầu tiên các nhà khoa
học tại Berkeley tạo ra điều kiện phù hợp để cho M13 tự động sắp xếp
thành nhiều màng mỏng xếp lớp có diện tích bề mặt khoảng 1cm2. Sau đó,
họ kẹp tấm màng giữa hai điện cực vàng và kết nối chúng với một màn hình
LCD. Dòng điện sản sinh ra khi người dùng nhấn tay lên điện cực có
cường độ khoảng 400nA (nanoampe) và hiệu điện thế 0.4V, đủ để LCD hiển
thị chữ số 1 trong một thời gian ngắn (xem video).
Seung-Wuk Lee,
thành viên nhóm nghiên cứu phát biểu “Cần phải có nhiều nghiên cứu hơn
nữa, nhưng công trình của chúng tôi đã đi những bước đầu tiên trong quá
trình phát triển các máy phát điện do các cá nhân vận hành, nguồn cung
điện sử dụng trong các thiết bị nano hay các thiết bị khác dựa trên điện
tử học virút”. Tất nhiên, thử nghiệm của nhóm còn khá sơ khai và mới
chỉ là thành công bước đầu trước khi có thể đưa chiếc máy phát điện sử dụng virút này từ phòng thí nghiệm đến người tiêu dùng.
Nghiên cứu được đăng trên tập san Nature Nanotechnology vào ngày 13/5 vừa qua. Nếu muốn quan tâm sâu hơn, bạn có thể tải toàn văn công trình tại đây.
Hình ảnh và video giới thiệu máy phát điện sử dụng virút:
Nguồn: Berkeley Lab
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)